Hướng dẫn tự chăm sóc vết thương sau nâng mũi
1. Chăm sóc vết thương sau nâng mũi:
- Không gãi, va chạm hoặc đè vào khu vực mới làm phẫu thuật vì có thể gây chảy máu, tụ máu
- Chườm lạnh đúng cách trong 24h đầu, không tự ý chườm nóng. (Nên bọc ra đá bằng khăn sạch để tránh đá làm bỏng da).
- Ngưng tất cả thực phẩm chức năng từ 15-20ngày
- Không tự động tháo thanh nẹp và phần băng trên vùng phẫu thuật
- Vết thâm tím sẽ cải thiện dần trong khoảng 2 tuần. Lưu ý đội mũ hoặc bôi kem chống nắng lên các vết thâm tím để tránh hình thành vệt nám do ánh nắng chiếu trực tiếp lên da
- Lau mặt bằng khăn mềm cho đến khi cắt chỉ. Sau khi cắt chỉ thì có thể trang điểm bình thường
- Không để nước tiếp xúc với vùng phẫu thuật
- Massage mũi đúng theo hướng dẫn
- Sinh hoạt đi cầu thang như bình thường. Tránh các động tác chạy bộ, đi bộ nhanh, tập thể dục đứng lên ngồi xuống liên tục, các động tác gồng cơ mặt… Trong 1 tháng hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Kiêng ăn thực phẩm gây sẹo lồi như rau muống; kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây ngứa, mưng mủ như thịt gà, hải sản, đồ nếp, đồ tanh…; kiêng các thực phẩm ảnh hưởng tới sắc tố da như trứng, thịt bò; kiêng ăn đồ cay nóng; không sử dụng chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, cà phê…) ít nhất 30 ngày.
- Nằm ngủ ở tư thế thoải mái, có thể nằm nghiêng nhưng không được tì đè vào mũi
- Không đeo kính, không tập thể thao trong ít nhất 4 tuần sau phẫu thuật
- Tái khám sau 1 tháng
- Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
2. Chăm sóc vết thương sau khi cắt mí:
- Không gãi, va chạm hoặc đè vào khu vực mới làm phẫu thuật vì có thể gây chảy máu, tụ máu
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
- Thay băng trong vòng 24h sau phẫu thuật và nghỉ ngơi hoàn toàn 1 ngày sau phẫu thuật
- Chườm đá trong vòng 2 ngày đầu sau phẫu thuật để giúp giảm sưng tấy. Nên bọc ngoài bằng khăn mặt sạch để tránh đá làm bỏng da.
- Tuỳ cơ địa mỗi người mà khoảng 1 tuần sau phẫu thuật sẽ hết sưng. Mức độ sưng ở mỗi bên mắt có thể sẽ khác nhau và khiến cho mắt nhìn chưa cân đối. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ dần biến mất
- Vết thâm tím sẽ cải thiện dần trong khoảng 1 đến 2 tuần. Lưu ý đội mũ hoặc bôi kem chống nắng lên các vết thâm tím để tránh hình thành vệt nám do ánh nắng chiếu trực tiếp lên da
- Lau mặt bằng khăn mềm cho đến khi cắt chỉ. Sau khi cắt chỉ thì có thể trang điểm bình thường
- Tránh tiếp xúc nước vào vết thương
- Hạn chế các hoạt động mạnh và tránh va chạm trực tiếp quanh vùng mắt
- Hạn chế các hoạt động tăng điều tiết của mắt (xem tivi, điện thoại, đọc sách báo, ngồi máy vi tính…)
- Kiêng ăn thực phẩm gây sẹo lồi như rau muống; kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây ngứa, mưng mủ như thịt gà, hải sản, đồ nếp, đồ tanh…; kiêng các thực phẩm ảnh hưởng tới sắc tố da như trứng, thịt bò; kiêng ăn đồ cay nóng; không sử dụng chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, cà phê…) vì những thực phẩm này khiến quá trình hồi phục vết thương kéo dài và tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Không dụi mắt trong vòng 4 tuần sau phẫu thuật
- Gối cao đầu khi ngủ để tránh việc máu dồn lên vùng mặt nhiều gây sưng tấy
- Không nên để tóc dính vào vùng mắt vì dễ gây kích ứng và có thể gây nhiễm trùng
- Không trang điểm vùng mắt trong vòng ít nhất từ 2 đến 3 tuần sau phẫu thuật
- Không đeo kính áp tròng trong vòng ít nhất 1 tháng sau phẫu thuật
3. Cách chăm sóc vết thương sau khi nâng ngực:
- Không gãi, va chạm hoặc đè vào khu vực mới làm phẫu thuật vì có thể gây chảy máu, tụ máu
- Sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề, thuốc chống sẹo… theo chỉ định của bác sĩ
- Thay băng trong vòng 24h sau phẫu thuật và nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng từ 5 – 10 ngày sau phẫu thuật
- Chườm lạnh trong 2 ngày đầu . Lưu ý kiểm tra nhiệt độ túi chườm bằng tay, lót một lớp gạc sạch ngăn cách túi chườm với bề mặt da, tránh gây bỏng nhiệt
- Từ ngày thứ 4 trở đi thì chườm ấm để giảm sưng và thâm tím
- Trong vòng 5-7 ngày, tránh ăn các thức ăn cứng. Nên ăn đồ mềm như cháo (chỉ nên ăn cháo gạo tẻ, không nên ăn cháo gạo nếp), súp, thực phẩm xay nhuyễn
- Kiêng ăn thực phẩm gây sẹo lồi như rau muống; kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây ngứa, mưng mủ như thịt gà, hải sản, đồ nếp, đồ tanh…; kiêng các thực phẩm ảnh hưởng tới sắc tố da như trứng, thịt bò; kiêng ăn đồ cay nóng; không sử dụng chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, cà phê…) vì những thực phẩm này khiến quá trình hồi phục vết thương kéo dài và tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Tháo băng, cắt chỉ sau 7 ngày. Có thể bắt đầu tắm sau ngày cắt chỉ. Đối với ca mổ đường rạch nếp lằn vú, thì có thể tắm vào ngày thứ 3 sau phẫu thuật, tránh kì cọ quanh khu vực phẫu thuật. Số ngày chăm sóc sẽ khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người
- Không tập thể dục mạnh trong vòng 3 tháng (chơi golf, tập gym, bơi, mang vác vật nặng), không massage ngực khi quan hệ tình dục
- Khi mặc áo lót hỗ trợ, kéo nếp gấp áo lót trùng với băng. Điều này rất quan trọng. Nếu mặc sai cách, sẽ không có tác dụng hoặc sẽ làm ảnh hưởng đến nếp lằn vú
- Không đi xông hơi trong vòng 4 tuần sau phẫu thuật vì việc này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Nếu có thắc mắc gì, hãy liên hệ Hotline 093 194 33 33 đến trực tiếp Bác sĩ Dũng để được tư vấn và giải đáp chi tiết.
Bác sĩ Dũng
- Địa chỉ: 47 Nguyễn Thị Minh Khai, TP. Đà Nẵng
- Hotline: 093 194 33 33
- Website: bacsidung.vn